Bà bầu bị ngứa khi mang thai

Bà bầu bị ngứa khi mang thai

Ngứa khi mang thai là vấn đề rất nhiều bà bầu gặp phải. Thông thường, điều đó không ảnh hưởng gì tới em bé cả, nó chỉ khiến người mẹ thấy khó chịu mà thôi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngứa khi mang thai.

Tử cung tăng trưởng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.

Sự gia tăng hormone estrogen, sẽ mất tự nhiên sau khi sinh. Ngoài ra, bầu còn có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn.

Cuối cùng, nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai như bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

ba bau bi ngua khi mang thai hinh 1

Lời khuyên bổ ích giúp bạn hạn chế những cơn ngứa ngáy khó chịu khi mang thai:

– Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, kết hợp mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi; đồng thời không nên ở những nơi quá nóng bức.

– Hạn chế tối đa tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm.

– Thi thoảng tắm ấm bằng bột yến mạch là một gợi ý cho bà bầu để cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

– Lưu ý tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau. Hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.

– Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với bà bầu, nhưng cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

– Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… và uống nước đều đặn hàng ngày. Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng.

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và các loại kem bôi da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận. Đó là một số điều bà bầu cần lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh, đồng thời giảm bớt sự khó chịu vì ngứa, nhất là trong mùa đông này.

Bên cạnh đó, để trị ngứa khi mang thai mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau, để cởi bỏ nỗi ám ảnh này với chiêu trị ngứa dân gian bằng lá khế.

Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Canh đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.

Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi cho thêm 2 thìa café muối trắng. Khi nước đã nguội chỉ còn hơi ấm, mẹ  bầu dùng một chiếc khăn mềm và dùng nước đó để lau lên người và tắm lại bằng nước sạch. Để cho tác dụng của lá khế hiệu quả hơn, các mẹ có thể vắt thêm ½ quả chanh vào nước tắm.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất các mẹ nên sử dụng thường xuyên đến khi nào tình trạng ngứa da biến mất, đồng thời cũng cần lưu ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn giàu vitamin A, tuyệt đối tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích khiến mẹ bầu có thể bị ngứa thêm thậm chí để lại di chứng về sau.

Ubaby.vn

Mẹ có thể quan tâm:

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *