Mẹo giúp bé tiêm thuốc

Tiêm vắc-xin và các loại thuốc khác là điều mà trẻ em nào cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Bằng cách đó, bé sẽ được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn nguy hiểm. Nhưng thuyết phục bé đồng ý, hay xa hơn là hoàn toàn thoải mái khi được tiêm lại là một nhiệm vụ khó cho nhiều ông bố, bà mẹ. May mắn là bạn không hề đơn độc. Rất nhiều kinh nghiệm thú vị được các vị phụ huynh khác chia sẻ sẽ giúp bé không còn sợ ống tiêm nữa

Làm bé bị phân tán

Thử cho bé chơi đồ chơi mới, xem một bức tranh trên tường, hát lại bài hát bảng chữ cái, kể một câu chuyện vui cho trẻ nghe, hay thổi bong bóng… Ngay cả khi chỉ đưa ra một mẹo cực kỳ đơn giản, phương pháp đánh lạc hướng này vẫn phát huy được hiệu quả.

meo-giup-be-tiem-thuoc

Việc tiêm thuốc có lẽ không quá đáng sợ nếu bé được thoải mái về tinh thần

Ho giúp giảm đau

Một kỹ thuật giảm đau khác là… cơn ho. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, ho một lần trước và một lần trong lúc tiêm chủng sẽ giúp giảm các phản ứng đau ở trẻ 4-5 tuổi và trẻ 11-12 tuổi. Bạn cũng có thể nói con tưởng tượng đây đang là ngày sinh nhật và bé đang thổi nến, bé sẽ quên mất mình đang bị tiêm thuốc ngay.

Ăn đồ ngọt

Trong một bản phân tích, các bác sĩ đã nghiên cứu tác động của đồ ngọt lên bé sơ sinh.Trước khi tiêm, các bác sĩ đã sử dụng một lượng nhỏ đường glucose. Kết quả, các bé được uống đồ ngọt sẽ khóc ít hơn các bé chỉ được uống nước hoặc không uống gì cả.

Mở phim hoạt hình lên

Còn gì hấp dẫn hơn là phim hoạt hình với những nhân vật vui nhộn đi qua đi lại trên màn hình? Trẻ sẽ bớt cảm thấy đau hay sợ đau khi được các y tá mở phim hoạt hình trước mặt. Nếu trong phòng khám không có TV, bạn có thể hỏi bác sĩ xem liệu mình có thể mở điện thoại, note hay iPad cho bé xem hoạt hình được không.

Sử dụng sản phẩm làm mát da

Một số loại kem có thể làm vùng da được tiêm trở nên mát lạnh, nhờ đó mà cảm giác kim chích vào cơ thể không còn đáng sợ nữa. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bôi kem lên da bé nhé.

Cho bé ngậm núm vú giả

Nếu bé nhà bạn thường ngậm núm vú giả, thì thói quen này sẽ phát huy tác dụng khi bạn đưa bé đi chích ngừa đấy. Sau khi chích ngừa, thêm một cữ bú mẹ nữa sẽ giúp bé quên khuấy chuyện mình phải khóc nhè nhõng nhẽo ngay thôi.

Sắp xếp thứ tự các mũi tiêm

Nghe có vẻ đơn giản đến khó tin, nhưng đôi khi giải pháp chính là sắp xếp lại các mũi tiêm. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu tiêm kết hợp theo thứ tự bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà và bệnh viêm phế quản do Hib rồi đến một mũi tiêm phế cầu khuẩn liên hợp (PVC) sẽ đỡ đau hơn thứ tự ngược lại.

Ngoài những mẹo giảm đau khi tiêm thuốc cho bé, ba mẹ cũng cần giữ một thái độ kiên quyết để bác sĩ hoàn thành mũi tiêm theo đúng lịch. Trẻ em quấy khóc bởi bé không cần quan tâm đến lợi ích của những mũi tiêm. Ngược lại, ba mẹ hiểu rõ những lợi ích này và cần nhận lấy quyền kiểm soát tình huống, phối hợp cùng bác sĩ để mọi việc diễn ra như mong đợi.

Theo MarryBaby

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *