Phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh đúng cách

Phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh đúng cách

Để phòng hăm tã ở trẻ sơ sinh các mẹ cần tuân thủ các qui tắc giữ gìn vệ sinh cơ thể bé, chọn tã, thay tã thường xuyên và đúng cách.

Bệnh hăm tã phổ biến ở trẻ sơ sinh, hăm tã gây khó chịu cho trẻ, làm trẻ đau rát nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ thì bệnh cũng không nghiêm trọng. Chị em cần chú ý các nguyên tắc sau để phòng tránh hăm tã tốt nhất.

Cách chọn tã cho bé

Nguyên nhân gây ra hăm tã là: bé mặc tã quá lâu, quá chật, không được vệ sinh đúng cách, da vùng mặc tã không được khô thoáng và được “thở”…. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra là phụ huynh phải chọn loại tã nào cho con: tã giấy hay tã vải.

Mỗi loại tã đều có ưu nhược điểm riêng, việc sử dụng loại nào là tùy vào lựa chọn của cha mẹ. Nhưng có một điều rất quan trọng cần lưu ý đó chính là dù cho bé sử dụng loại tã nào thì cũng cần chú ý chăm sóc da vùng mặc tã của bé kỹ lưỡng, luôn giữ vệ sinh, dùng nước ấm vệ sinh vùng kín cho bé và phải lau thật khô trước khi quấn tã mới.

Tã giấy: 
Thuận tiện và giúp các mẹ ít tốn thời gian hơn. Độ thấm hút cao nên trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì ít bị ẩm ướt. Cần chọn loại tã có mặt đáy thoáng dạng vải, hút ẩm tốt và êm mềm thích hợp với làn da nhạy cảm của bé. Chọn loại tã giấy với đường viền tã cũng mềm, tránh gây vết hằn ở vùng đùi, bẹn giúp bé thấy dễ chịu hơn. Thay tã giấy cho trẻ ít nhất 6 tiếng một lần.

phong-tranh-ham-ta-o-tre-so-sinh-1

Tã giấy giúp cha mẹ tốn ít thời gian hơn

Tã vải: Ban đầu có thể tốn kém hơn về chi phí nhưng xét về lâu dài thì tã vải lại kinh tế hơn tã giấy. Khi dùng tã vải cần xả thật sạch, giặt, khử trùng, phơi khô sau khi đã sử dụng. Nếu dùng tã vải, cần thay tã ít nhất 4 tiếng một lần.

Cách phòng tránh hăm tã

– Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh, dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ .

phong-tranh-ham-ta-o-tre-so-sinh

Cần thay tã cho trẻ đúng cách

– Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, bẹn, các kẽ đùi… của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.

– Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn. Các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hàng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.

Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ nên cho dù bạn dùng tã giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay…

Đối với những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải.

Những điều mẹ không nên làm:

– Quên không thay tã trong nhiều giờ.
– Quấn tã quá chặt.
– Thoa phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã).
– Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *