Trẻ mọc răng sốt trong khoảng thời gia bao lâu?

Trẻ mọc răng sốt trong khoảng thời gia bao lâu?

Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống. Trẻ mọc răng trẻ sốt trong khoảng thời gian bao lâu là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ.

Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ. Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”. Phần lớn những trẻ sốt khi mọc răng sẽ tự hết sốt trong khoảng 3 – 7 ngày 2 – 3 ngày, trẻ mọc răng sẽ hết sốt khi thấy răng đã đâm xuyên qua nướu. Trong thời kỳ trẻ mọc răng, trẻ thường chảy rãi, hay cắn, gặm đồ vật, mút tay do nướu bị kích thích, trẻ có thể có sốt nhẹ hoặc không sốt, có thể có đi ngoài phân lỏng, sệt.

tre moc rang sot trong khoang thoi gia bao lau hinh 1

Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan. Để con bớt quấy khóc, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới:

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau khiến bé quấy khóc không ngớt.

Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đau.

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh cùng với một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho, lớp vải bông mềm khi bị đông cứng sẽ vô cùng thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái “gặm” giúp con đau mọc răng dịu bớt đi. Vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé. Tuy nhiên, nên cho chiếc khăn đó vào trong 1 túi/ hộp nhựa sạch trước khi đưa vào tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh. Và cần kiểm tra kĩ hướng dẫn sử dụng của những món đồ chơi này, vì có 1 số món được khuyến cáo là không được làm lạnh.

Bạn cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đặc biệt khi trẻ có sốt và đi ngoài thì cần lưu ý bù nước để tránh mất nước do sốt và mất nước do đi ngoài.

Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn, cho bé súc miệng sau đó dùng gạc sạch vô trùng lau nhẹ vùng nướu, có thể massage nhẹ nhàng nướu của trẻ với gạc và mật ong pha loãng.

Nếu đã “bất lực” vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.

Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé. Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,… mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Ubaby.vn

Mẹ có thể quan tâm:

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *